Giới thiệu chung

Viện Nghiên cứu Ứng dụng mỹ thuật sản phẩm Làng nghề Việt Nam được thành lập theo Quyết định số: 14/2019/QĐTL ngày 12/03/2019 do Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt nam đã ký.

Viện có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.

CƠ CẤU, TỔ CHỨC:

BAN LÃNH ĐẠO:
– GS, TS Vương Lâm Lĩnh – Cố vấn cấp cao, Nguyên Thứ trưởng Bộ KHCN;

– TS Nguyễn Thị Tòng – Viện trưởng, Phụ trách Chung;

– ThS Đặng Phương Lan – Phó Viện trưởng thường trực kiêm Trưởng Phòng Hành chính – Tổng hợp;

– KTS Lê Quang Tiến – Phó Viện trưởng, Phụ trách Kiến trúc và cảnh quan MT;

– HS Điêu Khắc Phạm Tiến Hải – Phó Viện trưởng, Phụ trách Lĩnh vực Điêu khắc;

– Kỹ sư XD Phạm Như Thanh – Phó Viện trưởng, Phụ trách lĩnh vực Kinh tế kết hợp Điêu khác;

– ThS, HS Đặng Đình Nguyên – Phó Viện trưởng, Phụ trách lĩnh vực MTUD

– Ông Dường Văn Tiến – Phó Viện trưởng, Trưởng VPDD Viện tại Hải phòng;

– ThS Trịnh Bích Thủy – Phó Viện trưởng, Phụ trách lĩnh vực Thời trang và Làng nghề Dệt May;

– Ông Nguyễn Hữu Tài – Phó Viện trưởng, Phụ trách Lĩnh vực Môi trường Làng nghề và Công nghệ sinh học;

– ThS Lê Thanh Tú – Phó Viện trưởng, Phụ Trách Đầu tư và Hợp tác Quốc tế;

2. CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN MÔN:

– Phòng Hành chính – Tài chính kế toán: ThS Đặng Phương Lan – Phó Viện trưởng Thường trực kiêm Trưởng phòng

– Phòng Marketing: ThS Nguyễn Tiến Thừa – Trưởng Phòng

– Phòng Thông tin truyền thông: HS Lê Quang Đat – Trường phòng

3. CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VIỆN:

– Trung tâm NC và Phát triển Làng nghề Da – Giầy Việt Nam

– Văn phòng Đại diện của Viện tai Hải phong.

Chức năng nhiệm vụ

Các hoạt động của viện

Viện hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ sau:

– Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản văn hóa trong các sản phẩm, làng nghề truyền thống; Nghiên cứu ứng dụng mỹ thuật sản phẩm làng nghề và thực hiện các đề tài dự án trong các lĩnh vực liên quan tới sản phẩm làng nghề Việt Nam và tổ nghề;

– Dịch vụ KH-CN: Tư vấn thiết kế phát triển sản phẩm làng nghề, giám sát và quản lý các dự án trong lĩnh vực làng nghề; Tư vấn, phản biện khoa học, phổ biến kiến thức, chuyển giao các kết quả nghiên cứu về phát triển sản phẩm làng nghề Việt Nam; Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm, sự kiện và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực nghiên cứu nêu trên;

– Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Kỹ .Mỹ thuật, đưa ứng dụng mỹ thuật vào các Sản phẩm Làng nghề và bao bì sản phẩm (Nhằm nâng cáo giá trị sản phẩm, đổi mới thiết kế, chuyển đổi số trong phát triển sản phẩm và bo bì sản phẩm);

– Lĩnh vực môi trường Làng nghề và công nghệ sinh học (Khảo sát thực trạng, Nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Đào tạo tập huấn nâng cao nhận thức và đề xuất chính sách liên quan…)

– Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện nhiệm vụ của Viện.
(Đối với những lĩnh vực hoạt động có điều kiện theo quy định của pháp luật, trước khi thực hiện phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).