A. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ:
Trong thời gian qua với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của các làng nghề đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế – xã hội hiện nay ở Việt Nam.
Làng nghề là một trong những đặc thù của nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Hoạt động trong các làng nghề là những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp bao gồm các nghề thủ công, hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất vừa và nhỏ với các thành phần kinh tế như hộ gia đình, hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân… Các hộ và các tổ chức kinh tế này gắn bó chặt chẽ, mật thiết với khu vực nông thôn thông qua việc sử dụng tư liệu sản xuất, vốn và nhân lực ở nông thôn, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực nông thôn.
Theo số liệu thống kê quốc gia, cả nước hiện có khoảng hơn 5.400 làng nghề, trong đó có khoảng gần 2.000 làng nghề truyền thống đã được công nhận (Các làng nghề truyền thống đã và đang có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế của nhiều hộ gia đình ở nhiều địa phương trên địa bàn toàn nước). Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển với quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu với giá trị lớn. Trong đó, có 60% làng nghề tập trung khu vực phía Bắc, miền Trung chiếm khoảng 23,6% và miền Nam chiếm khoảng 16,6%. Làng nghề phát triển có ý nghĩa quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội trong phát triển làng nghề (tạo ra việc làm, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm đói nghèo, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, …), hoạt động sản xuất tại các làng nghề hiện đang gây ô nhiễm môi trường do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt của dân cư nên khó kiểm soát và khó quy hoạch để khắc phục. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sức khỏe của người dân. Việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập, yếu kém cần được quan tâm kịp thời để đảm bảo đời sống, sản xuất, sinh hoạt và sức khỏe của người dân.
Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề xảy ra ở các dạng phổ biến sau đây:
Ô nhiễm nước: ở Việt Nam, các làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, nước thải được đổ trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung hoặc ra sông. chưa qua xử lý khiến các con song,kênh rạch đang bị ô nhiễm nghiêm trọng (Hầu như mẫu nước thải ở các làng nghề được khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép);
Ô nhiễm không khí gây bụi, mùi, tiếng ồn và nóng do sử dụng than và củi chủ yếu trong sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất gốm sứ;
Ô nhiễm chất thải rắn do tái chế nguyên liệu (giấy, nhựa, kim loại…) hoặc do bã thải của các loại thực phẩm (sắn, dong), các loại rác thải thông thường: nhựa, túi ni-lon, giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác thường được đổ ra bất kỳ dòng nước hoặc khu đất trống nào
Tình trạng ô nhiễm môi trường như trên đã ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng, nhất là những người tham gia sản xuất, sinh sống tại các làng nghề và các vùng lân cận.
Để cải thiện môi trường làng nghề, đã có nhiều đề tài nghiên cứu điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường một số làng nghề và đề xuất các giải pháp kỹ thuật, quản lý nhằm phòng ngừa giảm thiểu, xử lý ô nhiễm, từng bước cải thiện môi trường các làng nghề điển hình có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường lớn. Một số đề tài triển khai mô hình thử nghiệm phòng ngừa ô nhiễm và xử lý chất thải nhằm cải thiện môi trường đã được thực hiện tại một số làng nghề tái chế giấy, chế biến gỗ, mỹ nghệ sơn mài, dệt nhuộm, giết mổ. Tại các làng nghề này, sau quá trình điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất và môi trường, một số giải pháp đã được đề xuất, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, các mô hình điểm trên vẫn chưa được phổ biến, nhân rộng ra các cơ sở sản xuất, các làng nghề có loại hình tương tự. Một trong những nguyên nhân là việc chậm áp dụng các giải pháp mạnh về quản lý môi trường và kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm vào thực tiễn làng nghề. Các biện pháp tư vấn hỗ trợ của cơ quan quản lý hoặc nghiên cứu khoa học chưa đủ sức lôi cuốn làng nghề tham gia giải quyết các vấn đề môi trường. Mặt khác, do trình độ nhận thức của bà con làng nghề về vấn đề môi trường còn hạn chế, nên không chủ động tham gia trực tiếp cải thiện môi trường làng nghề.
Nhằm đáp ứng nhu cầu cải thiện môi trường từ một số làng nghề, với vai trò của đơn vị nghiên cứu và triển khai nhân rông các kết quả hỗ trợ các đơn vị/ cơ sỏ sản xuất tại các Làng nghề Khu vực phía Bắc, Viện xây dựng đề án khảo sát thực trạng môi trường tại một số làng nghề, từ đó phân tích tổng hợp các nguyên nhân và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường phù hợp với đặc thù của từng làng nghề được khảo sát và nhân rộng kết quả. Đồng thời, kết quả khảo sát thực trạng sẽ làm cơ sở để Viện xây dựng đề án tổng thể ứng dụng công nghệ sinh học nhằm giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường trong năm sau và những năm tiếp theo
B. NỘI DUNG ĐỀ ÁN:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Mục đích
- Khảo sát, đánh giá tổng quan thực trạng sản xuất kinh doanh và môi trường tại các làng nghề trên địa bàn Khu vực phía Bắc (Dự kiến khảo sát thực địa tại 10 Làng nghề khác nhau);
- Tổng hợp các vấn đề cụ thể về môi trường, sự ô nhiễm, tác động và các nguy cơ tiềm ẩn, công tác bảo vệ môi trường đối với đặc thù của từng làng nghề Viện đến khảo sát;
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, các DN/Cơ sở sản xuất và người dân về bảo vệ môi trường làng nghề;
- Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện phát triển các làng nghề và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong các làng nghề.
- Yêu cầu
- Thông qua đợt khảo sát, đánh giá được thực chất hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề trên địa bàn Khu vực phía Bắc;
- Cập nhật về khung pháp lý đối với các nội dung liên quan tới môi trường Làng nghề, những chính sách và chương trình hỗ trợ cải thiện môi trường Làng nghề;
- Thúc đẩy phát huy cao vai trò, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, các DN/cơ sở sản xuất và cộng đồng/người dân nhằm hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn.
- Thực hiện các nội dung của đề án khảo sát, đánh giá thực trạng bảo vệ môi trường làng nghề phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch bảo vệ môi trường của Khu vực và thực trạng sản xuất của làng nghề. II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
- Đối tượng, phạm vi điều tra, khảo sát
- Đối tượng: Các làng nghề được Ban Lãnh đạo Viện thống nhất lựa chọn.
- Phạm vi: Trên địa bàn Khu vực phía Bắc
- Thời gian điều tra, khảo sát
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2022.
- Thời kỳ điều tra: Số liệu thu thập đến năm 2021 (trong đó có một số nội dung cập nhật đến 30/6/2022).
III. NỘI DUNG KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ:
- Nội dung khảo sát, đánh giá:
- Thông tin chung về làng nghề: Tên làng nghề, địa chỉ, ngành hoạt động sản xuất kinh doanh chính; một số chỉ tiêu chung: sản phẩm sản xuất, số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề, số lao động, thu nhập bình quân của người lao động, thị trường chính…
- Khảo sát thực trạng môi trường: Chất thải rắn, nước thải, khí thải, tiếng ồn, mùi và bụi…và các hình thức giảm thiểu hiện đang được sử dụng;
- Mức độ ô nhiễm, phát thải ra môi trường xung quanh và tác động;
- Nhận thức và ý thức của các cơ sở sản xuất, người dân trong làng nghề;
- Các thông tin khác liên quan.
- Kế hoạch khảo sát, đánh giá:
- Thành lập đoàn khảo sát, đánh giá, gồm đại diện các đơn vị: Viện NCUDMT SPLN VN (Trung tâm NC & PT Làng nghề Da Giầy VN), Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành Bán lẻ VN, Hội các Nhà Thiết kế Thời trang Hà Nội, Công ty CP Công nghệ Thái Bình xanh (Thời gian thực hiện: Tháng 6 đén Tháng 10/2022).
- Xây dựng, lập phiếu điều tra: Thời gian tháng 6-7/2022.
- Tổ chức khảo sát, điều tra tại các Làng nghề Khu vực Phía Bắc
- Dự kiến Đoàn khảo sát, điều tra làm việc tại 10 làng nghề trên địa bàn Khu vực Phía Bắc (Có DS các Làng nghề khảo sát đính kèm).
- Tiến hành điều tra, khảo sát tại 10 làng nghề đã được lựa chọn;
- Thời gian thực hiện: từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2022.
- Tổng hợp, đánh giá, xây dựng báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá
- Thời gian thực hiện: Cuối Tháng 10 năm 2022.
- Tổ chức Hội thảo về kết quả khảo sát và chia sẻ kinh nghiệm
- Thời gian thực hiện: Trung tuần tháng 11 năm 2022.
- PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:
- Nhóm kết nối làng nghề, tập hợp về tổng quan thực trạng
- Danh sách các Làng nghề lựa chọn:
Số
TT |
Tên Làng nghề | Địa chỉ | Người phụ trách
kết nối và tập hợp b/c |
Thực trạng môi trường và tác động |
1 | Viện NC Da Giầy và Lĩnh vực thuộc da | 160 Hoàng Hoa thám và Từ sơn, Bắc Ninh | ThS Trần Thị Minh Thư | – Ô nhiễm mùi (Từ các công đoạn trong quá trình thuộc da)
– Các hóa chất độc hại và Nước thải – Mùi từ bãi rác sinh hoạt của xã sát tuongf rào của Viện |
2 | Làng nghề Da Giầy xã Hoàng Diệu, Gia Lộc, Hải Dương | Tại xã Hoàng Diệu, Gia Lộc, Hải Dương | ThS Trần Thị Minh Thư | – Chất thải rắn (Phế liệu từ da thuộc, vải, nhựa, carton làm đế 1…)
– Tiếng ồn, mùi các loại hóa chất làm keo dán, sơn phủ bề mặt da – Các loại nấm mốc từ da nguyên liệu, từ các thành phẩm Giầy, túi xách, dây lưng v,v,,, |
3 | Làng nghề SX các sản phẩm Sơn mài xuất khẩu | Bối khê, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội | HS Lê Quang Đạt | – Bụi trong quá trình mài sản phẩm
– Mùi các loại hóa chất khác nhau – Ô nhiễm không khí (Phát tán ra bên ngoài khu vực sản xuất, ảnh hương sức khỏe người dân, khu dân cư) – Hệ thống nước thải và sức ép giảm thiểu ô nhiễm |
4 | Làng nghề Dệt Nhuộm
Vạn Phúc, Hà đông |
phường Vạn Phúc – Hà Đông – Hà Nội | NTK Thời trang Trịnh Bích Thủy | – Các hóa chất độc hại sử dụng trong khâu nhuộm (Azo, Formandehit, Các hợp chất natri như natri sunfua (Na2S), natri hidrosunfit (Na2S2O4), Natri Sunfat (Na2SO4) có mặt trong màu nhuộm.
– Hệ thống xử lý nước thải: Hạn chế các hóa chất còn tồn dư ra sau khi sử dụng và đi vào nước thải. Với nồng độ càng cao thì mức nguy hại từ nước thải càng lớn. – Mùi các loại hoá chất độc hại – Chất thải rắn (Phế liệu vải, Nguyên phụ liệu …) |
5 | Làng nghề SX Bún, Bắc Ninh | Xã Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh | Mr Trường Giang | – Ô nhiễm về nước thải từ SX Bún
– Hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu – Ô nhiễm nguồn nước, không khí – Hóa chất ddoccj hại sử dụng trong bảo quản bún v.v… |
6 | Trang trại nuôi lợn, gà Tiên du, Bắc ninh | Tiên du, Bắc ninh | ThS Đặng Phương Lan | – Mùi các loaị phân gà, lơn, các loại động vật khác
– Hệ thống nước thải bên trong và bên ngoài trang trại – Tác động tới Môi trường xung quanh |
7 | Làng nghề đúc đồng Tống xáNam định | Tống Xá, Trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định | HS Điêu khắc Phạm Tiến Hải | – Ô nhiễm bụi, nhiệt, hoá chất độc hại
– Chất thải rắn: Các loại phế liệu từ đồng – Ô nghiễm không khí nước và đất – Tác động đến môi trường và con người. Các bệnh có tỷ lệ mắc cao tại cộng đồng dân cư làng nghề Tống Xá là nhóm bệnh đường tiêu hóa, nhóm bệnh tâm thần- thần kinh, bệnh tim mạch- huyết áp, bệnh cơ – xương khớp và bệnh phế quản -phổi. |
8 | Làng nghề điêu khắc đá Ninh Bình | Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình | HS Diêu khắc Phạm Như Thanh | – Ô nhiễm Khói, bụi, tiếng ồn
– Khí thải ra môi trường xung quang (Bụi đã có nhiều tác hại) – Phế liệu đá các loại |
9 | Làng nghề tạc tượng Bảo Hà | Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, Tp Hải Phòng | Ông Dương Văn Tiến | – Ô nhiễm không khí, tiếng ồn
– Các loại hóa chất từ sơn, véc ni – Phế liệu, rác thải từ gỗ các loại – Tác động: Bụi và mùi hôi thối từ hệ thống nước thải sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người lao động, trực tiếp là hệ hô hấp |
10 | Làng nghề đồ sừng Thường tín, Hà Nội | Thụy Ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội | TS Nguyễn Thị Tòng | – Ô nhiễm không khí (Mùn sừng phát tán vào không khí), bụi, mùi hôi thối (từ mùn sừng ngâm nước)
– Chất thải rắn: Phế liệu từ sản xuất – Ô nhiễm nguồn nước và đất (Làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước, rác thải và bụi tập trung).
|
- Nhiệm vụ được phân công: Mỗi thành viên phụ trách Làng nghề có báo cáo tổng quan về: Thời gian thành lập, số hộ đang hoạt động, thuận lợi, khó khăn và đặc biệt nội dung về tổng quan thực trạng về môi trường gắn với đặc thù của Làng nghề (Có phiếu khảo sát điều tra đính kèm).
T/M BAN XD ĐỀ TÀI, DA CỦA VIỆN